Cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại là kỹ năng quan trọng giúp bạn bảo vệ bản thân trong những chuyến dã ngoại. Đặc biệt ở những khu vực rừng núi ẩm ướt, nguy cơ gặp rắn là rất cao. Trong bài viết này, Mê Cắm Trại sẽ hướng dẫn bạn một số biện pháp phòng tránh rắn và sơ cứu không may bị rắn cắn, giúp chuyến đi của bạn an toàn và trọn vẹn hơn.
Nhận biết các loài rắn khi đi cắm trại có độc hay không
Cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại, đầu tiên chúng ta nên có kiến thức nhận biết các loài rắn. Rắn độc và rắn không độc có thể được phân biệt dựa trên các đặc điểm bên ngoài. Điểm dễ nhận biết nhất ở rắn độc là hai răng nanh chứa nọc độc ở hàm trên, thường để lại vết lỗ trên da nạn nhân.
Nọc của rắn độc có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Ngoài ra, một số loài rắn độc còn có khả năng phun nọc từ xa, vì vậy mọi người cần hết sức cẩn trọng.
Các loài rắn độc phổ biến trong tự nhiên bao gồm:
- Rắn hổ mang thường: Khi bị đe dọa, chúng bành rộng phần cổ và phát ra âm thanh đặc trưng để cảnh báo.
- Rắn hổ mang chúa: Tương tự rắn hổ mang thường, nhưng kích thước lớn hơn nhiều, với chiều dài có thể lên đến 2,5m. Điểm khác biệt rõ ràng nhất là hai vảy lớn trên đỉnh đầu của rắn hổ mang chúa.
- Rắn cạp nong/cạp nia: Có thân màu đen xen kẽ với các khoang trắng hoặc vàng, thường sống ở các khu vực gần nước.
- Rắn lục: Dễ nhận biết nhờ màu xanh đặc trưng, đầu lớn hình tam giác và đồng tử mắt dạng elip dọc.
Cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại
Dưới đây là một số cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại mà Mê Cắm Trại tổng hợp được:
- Khi đến các vùng đồi núi, đồng quê hoặc những khu vực như bãi cỏ, rừng cây, bạn cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ bị rắn độc cắn.
- Nếu đi cùng trẻ nhỏ, hãy tránh để các bé leo trèo cây, vì có thể gặp tai nạn do ngã hoặc bị rắn lục ẩn mình trong lá cây tấn công.
- Để đảm bảo an toàn, hãy mang giày cao cổ hoặc ủng, mặc quần dài phủ ngoài giày và đội mũ rộng vành khi di chuyển qua các khu vực cỏ rậm hoặc có nguy cơ nhiều rắn.
- Sử dụng đèn pin khi đi vào ban đêm hoặc trong bóng tối, không ngủ trực tiếp trên nền đất, và cẩn thận hơn khi đi vào mùa hè, trời mưa hoặc vào buổi tối.
- Bạn có thể mang theo một số loại cây như sả, lưỡi hổ, nén, sắn dây, hoặc hoa lan tỏi, vì chúng có khả năng đuổi rắn hiệu quả.
>> Xem thêm: Tổng hợp các kinh nghiệm cắm trại chi tiết nhất
Cách sơ cứu khi đi cắm trại bị rắn cắn
Sau khi đã biết một số cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại, nếu không may bị rắn cắn, bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu sau:
- Đưa nạn nhân ra xa khỏi con rắn để đảm bảo an toàn.
- Trấn an nạn nhân, cố gắng giữ bình tĩnh và cố định vị trí bị cắn, hạn chế cử động để giảm sự lan tỏa của độc tố nếu là rắn độc.
- Tháo bỏ các loại trang sức hoặc nới lỏng trang phục quanh khu vực bị cắn để tránh gây áp lực lên vết thương.
- Giữ vị trí bị cắn thấp hơn tim để làm chậm quá trình phát tán nọc độc.
- Sát trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng nếu có sẵn.
- Dùng băng gạc sạch và khô để che kín vết thương.
Nếu không có dấu hiệu của rắn độc cắn, bạn có thể yên tâm nhưng vẫn cần sát trùng và thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong trường hợp bị rắn độc cắn, sau khi sơ cứu tạm thời, hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khác khi đi cắm trại để tránh rắn cắn
Khi cắm trại vào mùa mưa hoặc gần các khu vực sông suối, rừng núi, khả năng xuất hiện rắn là rất cao. Cách phòng tránh rắn khi đi cắm trại, nếu gặp rắn, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không hoảng sợ. Tránh vội vàng tấn công rắn, thay vào đó, nên nhẹ nhàng lùi lại và rời đi.
Trước khi vào lều, luôn kiểm tra kỹ xem có rắn hay không, đặc biệt khi lều đã để trống. Tránh sử dụng lều bị thủng rách, vì rắn có thể chui vào. Chọn địa điểm dựng trại ở nơi khô ráo, cao thoáng để hạn chế rắn và các động vật nguy hiểm. Đừng quên mang theo một hộp thuốc y tế với đầy đủ dụng cụ sơ cứu cơ bản để phòng trường hợp khẩn cấp.
Khi ăn uống, hãy giữ khu vực sạch sẽ, tránh để thức ăn thừa rơi vãi hoặc vứt rác bừa bãi. Đồ ăn thừa nên được cất kín để không thu hút rắn và các động vật nguy hiểm khác. Lựa chọn lều trại từ các địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để có trải nghiệm cắm trại an toàn và thú vị nhất.
Hy vọng những thông tin về cách phòng tránh rắn khi cắm trại và cách sơ cứu sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến cắm trại của mình. Hơn nữa, đảm bảo an toàn và tận hưởng trải nghiệm trọn vẹn giữa thiên nhiên. Hãy luôn cẩn thận, chú ý đến môi trường xung quanh và trang bị đầy đủ kiến thức cũng như dụng cụ cần thiết để xử lý các tình huống bất ngờ. Mê Cắm Trại chúc bạn có một chuyến đi thú vị, an toàn và đáng nhớ!
>> Tham khảo thêm: