Chi phí cắm trại bằng ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phương tiện di chuyển, địa điểm, và thiết bị cần thiết. Để lập kế hoạch ngân sách, bạn cần xem xét các khoản như chi phí xăng dầu, phí bãi cắm trại, thức ăn và nước uống, cùng các thiết bị đi kèm như lều, túi ngủ và dụng cụ nấu nướng. Mê Cắm Trại sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng chi phí trong bài viết này để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi.
Danh sách các chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi
Khi đi cắm trại bằng ô tô sẽ phát sinh khá nhiều chi phí cần thiết như sau. Bạn có thể tham khảo ngay để lên kế hoạch cho chuyến cắm trại sắp tới:
Chi phí nhiên liệu
Mức tiêu hao nhiên liệu phụ thuộc vào loại xe và quãng đường di chuyển. Các xe SUV hoặc xe bán tải thường tiêu thụ trung bình 9-10 lít/100 km. Với giá xăng hiện tại khoảng 20.000 đồng/lít, chi phí nhiên liệu có thể dao động tùy thuộc vào quãng đường di chuyển và địa hình.
Chi phí bảo dưỡng – kiểm tra xe
Trước chuyến đi, bạn nên kiểm tra kỹ tình trạng xe, bao gồm hệ thống phanh, lốp, dầu động cơ và hệ thống chiếu sáng để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị lốp dự phòng, dụng cụ sửa chữa cơ bản, bơm điện và đèn pin là cần thiết.
Nếu đi xa hoặc di chuyển trên địa hình cắm trại bằng xe hơi gồ ghề, việc bảo dưỡng xe giúp giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và đảm bảo hành trình diễn ra an toàn. Thông thường nếu xe ô tô còn hạn bảo hành thì xe của bạn sẽ được bảo hành miễn phí. Nếu xe ô tô của bạn hết hạn bảo hành thì chi phí bảo dưỡng có thể dao động từ 3 triệu đến 8 triệu đồng đối với dòng xe SUV hoặc bán tải.
Chi phí lưu trú
Nhiều người chọn ngủ ngay trong xe hoặc dựng lều gần xe giúp tiết kiệm chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi. Tuy nhiên, nếu bạn cắm trại tại các khu vực có dịch vụ như khu cắm trại có tiện ích vệ sinh và an ninh thì sẽ có thêm phí thuê địa điểm khoảng 50.000 – 150.000 đồng/người mỗi đêm tùy vào địa điểm và dịch vụ.
Chi phí thiết bị cắm trại
Danh sách phụ kiện cần thiết khi cắm trại bằng ô tô bao gồm lều, túi ngủ, bếp gas di động, nồi nấu ăn, ghế xếp và đèn pin. Nếu không có sẵn, chi phí mua các vật dụng này có thể dao động từ 500.000 – 1 triệu đồng cho các vật dụng cơ bản hoặc có thể thuê tại các cửa hàng đồ dã ngoại để tiết kiệm chi phí.
Chi phí thực phẩm và nước uống
Việc chuẩn bị đầy đủ thực phẩm và nước uống cho chuyến đi là cần thiết. Mỗi người cần khoảng 20-40 lít nước/ngày cho các hoạt động như uống, nấu ăn và vệ sinh.
Thực phẩm mang theo có thể là đồ hộp, mì, rau củ quả dễ bảo quản để có thể nấu tại chỗ cắm trại. Nếu bạn có kế hoạch cắm trại 2-3 ngày thì chi phí thực phẩm có thể từ 300.000 – 500.000 đồng/người tùy vào nhu cầu và sở thích của từng người.
Chi phí dụng cụ và tiện ích cá nhân
Một số tiện ích cá nhân mà bạn nên liệt kê thêm trong danh sách chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi bao gồm hộp sơ cứu, bình cứu hỏa mini, dao đa năng và túi chống nước cho đồ điện tử. Đặc biệt, trong những khu vực hoang vắng không có sóng điện thoại thì bản đồ giấy là rất quan trọng. Chi phí cho các dụng cụ này thường là khoản đầu tư một lần và giúp bạn chủ động hơn khi gặp tình huống bất ngờ.
Chi phí dự phòng (nếu có)
Việc dành ra một khoản dự phòng cho các chi phí không dự tính trước như phí cầu đường, phí đỗ xe tại các khu cắm trại hoặc phí sửa chữa nếu có sự cố nhỏ. Khoản dự phòng này nên chiếm khoảng 10-15% ngân sách tổng để đảm bảo bạn có thể đối phó nhanh chóng với những tình huống bất ngờ trong hành trình.
Tổng hợp tất tần tật các mẹo, kinh nghiệm và xu hướng cắm trại tự túc bằng ô tô để có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ.
Mẹo tiết kiệm chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí khi cắm trại bằng ô tô:
Lên kế hoạch và đặt trước
Lên kế hoạch cắm trại chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng ước tính chi phí và tối ưu hóa ngân sách. Bạn có thể đặt trước các dịch vụ cắm trại nếu khu vực yêu cầu vé vào hoặc chỗ đỗ xe. Việc đặt sớm vào những ngày lễ thường có giá ưu đãi và giúp bạn tránh chi phí phát sinh do thay đổi vào phút chót.
Tự chuẩn bị đồ uống và thực phẩm
Thay vì mua đồ ăn ở các điểm cắm trại hoặc trên đường đi, bạn hãy chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống và các dụng cụ nấu nướng. Bạn có thể mang theo đồ khô, thực phẩm chế biến sẵn hoặc dễ nấu để tiết kiệm và tiện lợi. Đồng thời bạn hãy mang theo bình giữ nhiệt để giữ nước nóng và cà phê tự pha thay vì mua.
Sử dụng thiết bị cắm trại tái sử dụng
Bạn nên đầu tư vào thiết bị cắm trại chất lượng cao và có thể tái sử dụng như lều, túi ngủ và dụng cụ nấu ăn. Thay vì thuê hoặc mua mới cho mỗi chuyến đi, các thiết bị này có thể sử dụng lâu dài giúp giảm chi phí về sau.
Kiểm tra – bảo dưỡng xe ô tô trước chuyến đi
Bảo dưỡng xe cẩn thận giúp tránh các sự cố không mong muốn trên đường, giảm chi phí sửa chữa. Bạn cần kiểm tra phanh, lốp, ắc quy và hệ thống chiếu sáng để xe vận hành hiệu quả giúp tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn. Nếu xe hoạt động tốt, bạn sẽ tránh được các phát sinh thêm chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi.
Chọn địa điểm gần hoặc có đường dễ đi
Lựa chọn các điểm cắm trại gần hoặc có đường vào dễ đi, đặc biệt là những tuyến đường đẹp để cắm trại bằng ô tô, sẽ giúp bạn giảm đáng kể chi phí nhiên liệu. Ngoài ra, việc hạn chế di chuyển trên địa hình xấu cũng giúp giảm hao mòn xe, bảo vệ các bộ phận của xe như hệ thống treo và lốp.
Tận dụng vật dụng có sẵn ở nhà
Thay vì mua mới tất cả các dụng cụ cắm trại, bạn hãy tận dụng các vật dụng có sẵn như chăn, đệm, đèn pin và hộp đựng đồ ăn. Việc tái sử dụng đồ dùng gia đình sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể mà vẫn đảm bảo có đủ dụng cụ cần thiết cho chuyến đi.
Lập kế hoạch chi phí cắm trại bằng ô tô cho một chuyến đi không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách mà còn đảm bảo mọi yếu tố được chuẩn bị đầy đủ. Từ nhiên liệu, dụng cụ cắm trại đến các khoản dự phòng, mỗi chi phí đều góp phần tạo nên trải nghiệm an toàn và thoải mái. Hãy cùng Mê Cắm Trại lên kế hoạch chi tiết và sẵn sàng tận hưởng chuyến đi nhé!
>> Tham khảo thêm: 10+ địa điểm cắm trại bằng ô tô gần thành phố cho dịp cuối tuần